Stearic acid
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Stearic Acid là gì?
Stearic Acid hay còn gọi là sáp trứng cá, là một loại acid béo có nguồn gốc từ những loại động vật và thực vật thân mềm (phổ biến nhất là trong dầu thực vật).
Stearic Acid tồn tại ở thể hạt rắn không màu, không mùi, không tan trong nước, dễ cháy và không có độc. Chất này hiện đang được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên an toàn cho da.

Nhờ đặc tính tạo nhũ, ổn định nhũ, Stearic Acid được bổ sung vào công thức để giúp làm tăng độ xốp, độ dày sản phẩm. Cụ thể, trong công thức làm lotion và cream, Stearic Acid là một chất nhũ hóa giúp kết hợp nước và dầu.
Bên cạnh đó, Stearic Acid còn là chất bôi trơn hay chất xúc tác, tác nhân làm sạch, chất làm mềm (duy trì độ ẩm cho da) và có thể dùng trong trang điểm để che mờ nhược điểm. Stearic Acid được tìm thấy tự nhiên ở lớp da ngoài cùng như hàng rào bảo vệ và duy trì độ ẩm trên da.
Điều chế sản xuất
Stearic Acid được tạo ra bằng cách xử lý các chất béo và các loại mỡ thực vật với nước ở áp suất cao và nhiệt độ trên 200 độ C, dẫn đến quá trình thủy phân triglycerides. Sau đó, người ta mang hỗn hợp này qua công đoạn chưng cất. Stearic Acid thương mại thường là một hỗn hợp của Stearic Acid và palmitic.
Cách điều chế Stearic Acid thứ hai là từ tinh bột thông qua việc hydro hóa các axit béo không no trong dầu thực vật tổng hợp máy móc thông qua acetyl -CoA.
Cơ chế hoạt động
Là chất làm mềm nên Stearic Acid sẽ hoạt động bằng cách làm mềm và mịn da; đồngthời thúc đẩy hàng rào bảo vệ da chống lại sự mất nước và thậm chí làm giảm các dấu hiệu lão hóa.
Stearic Acid còn được đánh giá cao nhờ cơ chế như một chất hoạt động bề mặt, giúp làm sạch da bằng cách giúp dầu, nước và bụi bẩn liên kết với nhau, sau đó loại bỏ chúng ra khỏi bề mặt da một cách dễ dàng.
Không giống như các chất hoạt động bề mặt khác như ahem hay sulfat, Stearic Acid không những không làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da mà còn tạo ra kết cấu mịn, mượt mà tất cả chúng ta đều yêu thích.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Kojic Acid là gì?
Ở nấm fungi và một số nguồn thực vật tự nhiên khác có chất Kojic acid (axit kojic). Kojic acid là cái tên bắt nguồn từ "Koji", sản phẩm hóa học thu được từ những loại nấm A. flavus, A. oryzae, A. tamarii và A. parasiticus. Ngoài ra, từ một số thực phẩm châu Á được lên men để tạo ra Kojic acid.
Kojic acid có cấu trúc hóa học được xác định là 5-hydroxy-2-hydroxymethyl-γ-pyron. Để có năng suất cao hơn lượng Kojic acid cần các yếu tố tiến bộ trong biến đổi gen, nó có thể làm thay đổi khả năng của chúng để hiệu quả được cao hơn. Chỉ có như vậy mới đáp ứng đủ số lượng lớn Kojic acid trong ngành mỹ phẩm. Nó được sử dụng để làm trắng da, làm sáng da hoặc chất làm giảm sắc tố da được sử dụng trong các công thức mỹ phẩm khác nhau.
Sản phẩm là một quá trình lên men từ gạo hoặc rượu gạo. Bác sĩ Nhật Bản là người đã phát hiện ra chất có lợi cho da này. Nó được chiết xuất từ việc lên men hoàn toàn tự nhiên nên không gây hại cho làn da. Cơ chết hoạt động của Kojic acid bằng cách ức chế enzyme tyrosinase tạo ra melanin. Nguyên nhân khiến da tối màu đó là Melanin, nếu như lượng melanin nhiều thì da càng trở nên đậm màu. Vai trò quan trọng của Kojic acid là điều trị nám, tàn nhang và đồi mồi.
Cơ chế hoạt động
Kojic acid thường xuất hiện trong những thành phần của sản phẩm dưỡng trắng da vì nó có khả năng làm sáng da tương tự như các hợp chất Hydroquinone. Về cơ chế hoạt động của Kojic acid và Hydroquinone có đôi chút khác biệt.
Nhờ cơ chế ức chế của Hydroquinone và gây độc cho tế bào sản xuất hắc sắc tố melanin, khiến cho melanin không được hình thành trên bề mặt da giúp cho da sáng hơn. Kojic acid có thể ức chế hoạt động của catecholase của tyrosinase, nó là một enzyme quan trọng tổng hợp hắc sắc tố melanin điều đó làm cho da không bị sạm màu do melanin khiến da dưỡng sáng và trắng hơn.
Từ những nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng Kojic acid an toàn và cho hiệu quả cao hơn so với các dẫn chất hydroquinone. Hiện nay Kojic acid được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại mỹ phẩm khác nhau.
Acrylates Copolymer là gì?
Acrylates Copolymer là một loại polyme của chất đồng trùng hợp carboxyl hóa acrylic có trọng lượng phân tử cao. Thuộc hợp chất cao phân tử kỵ nước, Acrylates Copolymer thường được sử dụng với vai trò chống thấm trong mỹ phẩm. Acrylates Copolymer tồn tại ở dạng bột mịn, màu trắng, tan trong dầu.

Sự an toàn của Acrylates Copolymer có chứa monome axit acrylic đã được đánh giá bởi Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR). Acrylates Copolymer là chất an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Cơ chế hoạt động của Acrylates Copolymer
Acrylates Copolymer có khả năng hấp thụ sự bài tiết của da, do vậy giảm bớt độ bóng của da và tạo ra bề mặt da được cải thiện cho việc trang điểm. Thành phần này cũng tạo cảm giác dễ chịu với các chất dùng trong mỹ phẩm và giúp giảm bớt bất kì cảm giác nhờn của sản phẩm mang lại.
Chiết xuất bột ngọc trai là gì?
Chiết xuất bột ngọc trai là loại bột được nghiền nhỏ, mịn từ những viên ngọc trai. Chiết xuất bột ngọc trai này được biết đến với công dụng làm đẹp cho phái đẹp từ cổ xưa. Từ xưa giới vua chúa, quý tộc đã sử dụng bột ngọc trai để chăm sóc sắc đẹp. Nữ hoàng Ai Cập cũng đã dùng bột ngọc trai để chăm sóc sắc đẹp của mình.
Trong hoàng tộc Philippines, trẻ nhỏ đã được cho sử dụng bột ngọc trai để giúp cho làn da sáng đẹp và săn chắc.

Châu Âu cũng đã dùng bột ngọc trai để làm đẹp và chăm sóc sức khỏe cho các gia đình hoàng gia từ rất lâu đời. Trong y học phương Đông chỉ có 2 trường phái lớn đó là Trung Quốc và Ấn Độ sử dụng bột ngọc trai như một phương thức phối hợp.
Từ sau Công nguyên, thành phần ngọc trai này đã được sử dụng để làm đẹp. Trong lịch sử, Võ Tắc Thiên là nữ đế đầu tiên biết chăm sóc sắc đẹp bằng bột ngọc trai. Người ta cho rằng đây là cách giúp cho làn da khỏe mạnh, trắng sáng.
Ngoài sử dụng trên da để chăm sóc sắc đẹp, bột ngọc trai còn được dùng như một loại dược liệu quý để giúp ổn định thần kinh, giảm căng thẳng, tĩnh tâm.
Ở Ấn Độ bột ngọc trai cũng được sử dụng như một dược liệu để cân bằng và chống lão hóa da. Bột ngọc trai vừa có khả năng chống viêm vừa có tác dụng làm ấm cơ thể, giải nhiệt. Thậm chí, thành phần này còn được coi như thành phần của nước bùa yêu.
Điều chế sản xuất
Trước khi điều chế ngọc trai khâu đầu tiên là lựa chọn ngọc trai. Người ta sẽ chọn loại ngọc tinh khiết nhất sau đó đem khử trùng bằng nước sôi. Công đoạn nghiền bột sao cho thật nhỏ, mịn. Bột ngọc trai được bảo quản cẩn thận trong lọ thủy tinh hoặc sứ để nơi thoáng mát khô ráo và không có ánh nắng chiếu trực tiếp vào thành phẩm.
Cơ chế hoạt động
Thông tin về cơ chế hoạt động của chiết xuất bột ngọc trai còn rất hạn chế.
Caprylyl Glycol là gì?
Caprylyl glycol hay còn gọi là 1,2-octanediol, là một loại rượu có nguồn gốc từ Acid caprylic, một loại Acid béo bão hòa, phân tử có tám nguyên tử Cacbon. Acid caprylic là một chất lỏng không màu, mùi nhẹ, có trong sữa của một số động vật có vú cũng như trong dầu cọ và dầu dừa, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm.
Caprylyl glycol có trọng lượng phân tử thấp với hai nhóm hydroxyl trên mỗi phân tử.
Các tên hóa học khác của Caprylyl glycol gồm 1,2-di-hydroxyoctan; 1,2-octanediol và 1,2-octylen glycol.
Caprylyl glycol là một chất tăng cường bảo quản, có thể thay thế các chất bảo quản truyền thống như Paraben hoặc chất khử Formaldehyde. Đồng thời, chất này cũng giúp tăng hiệu quả hoạt động, tăng hoạt tính kháng khuẩn của các chất bảo quản khác trong công thức sản phẩm. Do đó, Caprylyl glycol hoạt động như một chất ổn định nhằm kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm và giúp ngăn ngừa các thành phần khác bị hư hỏng.
Caprylyl glycol còn được sử dụng như một chất giữ ẩm và dưỡng chất trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chủ yếu là sản phẩm bôi ngoài da, đồng thời sửa đổi độ nhớt của sản phẩm.

Điều chế sản xuất
Trong công nghiệp, Caprylyl glycol được sản xuất tổng hợp, thường bắt đầu bằng việc tổng hợp Ethylene glycol hay còn gọi đơn giản là 1,2-glycols. Đây là quá trình oxy hóa nhiệt của Ethylene oxide với nước. Việc sản xuất Ethylene oxide tổng hợp bao gồm cả Caprylyl glycol và thường được thực hiện thông qua quá trình oxy hóa xúc tác của oxit kiềm tương ứng hoặc khử axit 2-hydroxy tương ứng.
Cơ chế hoạt động
Cấu trúc của Caprylyl glycol mang đến lợi ích kháng khuẩn, giúp tăng hiệu quả bảo quản khi kết hợp với nhiều loại chất bảo quản khác.
Caprylyl glycol có thể hoạt động như một chất bảo quản chống lại vi khuẩn trong các công thức dầu và nước. Tuy nhiên, chất này có hiệu quả hạn chế đối với nấm. Do đó, để bảo vệ kháng khuẩn phổ rộng, Caprylyl glycol thường được sử dụng cùng với các chất bảo quản khác trong hệ thống. Caprylyl glycol thường kết hợp với Phenoxyethanol và Chloroxylenol, hai chất bảo quản đáp ứng được quy định toàn cầu hiện nay.
Sự kết hợp giữa Phenoxyethanol và Caprylyl Glycol tạo nên hỗn hợp gọi là Optiphen, giúp sản phẩm chống lại sự phát triển của các vi sinh vật.
Với cách kết hợp này, hiệu quả kháng khuẩn được nâng cao và khả năng hòa tan của một số chất bảo quản truyền thống được nâng cao chẳng hạn như Paraben và Phenoxyethanol.
Glucose trong mỹ phẩm là gì?
Glucose (hay tên gọi Glucose D trong mỹ phẩm) là nguyên liệu tự nhiên được tạo thành từ ngô (bắp). Chính vì thế, thành phần này rất an toàn, lành tính, được các nhà sản xuất ưu ái đưa vào sản phẩm mà không lo ngại sẽ gây ra các phản ứng nhạy cảm đối với làn da.
Glucose D tồn tại dưới dạng chất lỏng nhớt, có màu vàng nhạt, được sử dụng trong các sản phẩm dịu nhẹ, mục đích làm giảm kích ứng da do các chất làm sạch.

Trong gia công mỹ phẩm, các nhà sản xuất bổ sung thành phần glucose D để gia tăng độ hiệu quả cho các sản phẩm chăm sóc tóc và da. Glucose D có độ hoạt động từ khoảng 70-80%, phần còn lại là nước. Khi ở nhiệt độ lạnh, thành phần này có thể trở nên đông cứng, cũng có thể dày như gel. Do đặc tính dễ dàng đưa vào sản phẩm, kể cả quy trình lạnh mà không phải thực hiện công đoạn gia nhiệt hay điều chỉnh độ pH nên glucose D rất được ưa chuộng có mặt trong công thức mỹ phẩm, điển hình như sữa rửa mặt cho làn da nhạy cảm, các loại sữa tắm chăm sóc cơ thể cho trẻ em, dầu gội đầu…
Điều chế sản xuất
Glucose được tạo ra bởi thực vật như một trong những sản phẩm chính của quá trình quang hợp. Glucose có sẵn ở các dạng như dạng chất màu trắng, tinh thể rắn, dung dịch nước.
Dẫn xuất glucose tự nhiên được làm dưới dạng polyethylene glycol của methyl glucose, dùng phổ biến trong những sản phẩm làm đẹp và mỹ phẩm như một chất hoạt động bề mặt hoặc nhũ hóa.
Vitamin B12 là gì?
Đối với những người ăn chay trường kỳ hoặc cơ thể có vấn đề về đường tiêu hoá sẽ dễ bị thiếu hụt vitamin B12. Việc thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, mệt mỏi, yếu cơ, các vấn đề về đường ruột và làm tổn thương thần kinh, rối loạn tâm lý.
Cyanocobalamin là một dạng vitamin B12 được sản xuất để điều trị chứng thiếu vitamin B12. Điều này có thể xảy ra trong bệnh thiếu máu ác tính, sau khi phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, với sán dây cá hoặc do ung thư ruột.

Cyanocobalamin được sử dụng bằng đường uống, tiêm bắp thịt hoặc dưới dạng xịt mũi. Cyanocobalamin thường được dung nạp tốt. Tác dụng phụ nhỏ có thể bao gồm tiêu chảy và ngứa. Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể bao gồm sốc phản vệ, kali máu thấp và suy tim. Không nên sử dụng ở những người bị dị ứng với coban hoặc mắc bệnh Leber.
Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng thiết yếu có nghĩa là nó không thể được tạo ra bởi cơ thể nhưng cần thiết cho cuộc sống. Hầu hết mọi người có thể hấp thu đủ vitamin B12 từ chế độ ăn uống. Loại vitamin này có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của quá trình trao đổi chất, các tế bào máu và tế bào thần kinh.
Thiếu vitamin B12 nghiêm trọng có thể gây tiêu biến các tế bào hồng cầu (thiếu máu), tăng nguy cơ mắc các vấn đề ở dạ dày/ruột và tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Ngoài ra, thiếu vitamin B12 có thể xảy ra do các bệnh nhất định (chẳng hạn như vấn đề đường ruột/dạ dày, dinh dưỡng kém, ung thư, nhiễm HIV, mang thai, tuổi già, nghiện rượu). Tình trạng này cũng có thể gặp phải ở những người thực hiện chế độ ăn chay quá nghiêm ngặt (ăn chay hoàn toàn).
Điều chế sản xuất Vitamin B12 (Cyanocobalamin)
Vitamin B12 là sản phẩm nội bào nên tồn tại trong sinh khối vi khuẩn. Sau khi kết thúc lên men, dịch lên men được đem lọc hoặc ly tâm thu lấy sinh khối, loại dịch trong. Tiến hành chiết xuất bằng dung môi hữu cơ hoặc nhựa trao đổi ion.
Hòa sinh khối vào nước tạo hỗn dịch và chỉnh pH về 4,5 bằng HCl 10% và thêm chất ổn định. Đun nóng hỗn hợp trong 800C trong 30 phút để giải phóng vitamin B12 vào dịch lọc. Lọc lấy dịch lọc, bỏ bã hoặc tận thu làm thức ăn chăn nuôi.
Vitamin B12 từ dung dịch nước sang pha hữu cơ bằng hỗn hợp dung môi phenol: n-butanol (1:1) với tỉ lệ V pha hữu cơ: V pha nước là 1:10. Dịch chiết hữu cơ này được pha loãng bằng tricrezol và carbon tetraclorid (CCl4) –sau đó chiết vitamin B12 trở lại pha nước nhiều lần bằng nước.
Chỉnh pH pha dung dịch nước về 8,0-8,5 và tiến hành cyanid hóa. Sử dụng KCN để chuyển dạng vitamin B12 coenzyme thành Cyanocobalamin trong 3 giờ. Chỉnh pH về trung tính, cô chân không ở =< 600C đến nồng độ vitamin B12 đạt khoảng 10.000 mcg/ml.
Quá trình tinh chế được tiến hành trên cột oxit nhôm. Hấp phụ dung dịch vitamin B12 lên cột trong dung dịch aceton-nước 75%, sau đó phản hấp thụ thu lấy phân đoạn đậm đặc nhất. Pha loãng dịch đậm đặc bằng aceton, khuấy nhẹ và để kết tinh 12 giờ ở 40C. Lọc thu tinh thể hình kim màu đỏ đậm, rửa bằng aceton nguyên chất và sấy khô ở nhiệt độ thấp, hiện nay người ta chiết bằng nhựa hấp phụ XAD2.
Cơ chế hoạt động của Vitamin B12 (Cyanocobalamin)
Sau khi uống, vitamin B12 được hấp thu qua ruột, chủ yếu ở hồi tràng theo hai cơ chế: Cơ chế thụ động khi lượng dùng nhiều; và cơ chế tích cực, cho phép hấp thu những liều lượng sinh lý, nhưng cần phải có yếu tố nội tại là glycoprotein do tế bào thành niêm mạc dạ dày tiết ra.

Mức độ hấp thu khoảng 1% không phụ thuộc vào liều và do đó ngày uống 1 mg sẽ thỏa mãn nhu cầu hàng ngày và đủ để điều trị tất cả các dạng thiếu vitamin B12. Sau khi tiêm bắp, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 1 giờ.
Sau khi hấp thu, vitamin B12 liên kết với transcobalamin II và được loại nhanh khỏi huyết tương để phân bố ưu tiên vào nhu mô gan. Gan chính là kho dự trữ vitamin B12 cho các mô khác.
Khoảng 3 microgam cobalamin thải trừ vào mật mỗi ngày, trong đó 50 - 60% là các dẫn chất của cobalamin không tái hấp thu lại được. Hydroxocobalamin được hấp thu qua đường tiêu hóa tốt hơn, và có ái lực với các mô lớn hơn cyanocobalamin.
Lecithin là gì?
Lecithin là chất béo tự nhiên được tìm thấy ở nhiều nguồn động, thực vật. Trong cơ thể, lecithin được sản xuất ở gan.
Tuy nhiên, ngày nay chất lecithin đã được thương mại dùng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và y tế. Các sản phẩm chứa chất bổ sung lecithin có thể dùng trong điều trị cholesterol cao như một biện pháp hỗ trợ cũng như dùng trong điều trị viêm loét đại tràng, ...

Trong thực phẩm, lecithin thường có nguồn gốc chủ yếu là từ đậu nành (bán dưới dạng viên nang), bên cạnh đó là từ hạt hướng dương (có cả dạng bột và dạng lỏng), trứng…. Trong khi đó, mỡ động vật, cá, bắp ít khi được dùng chế biến lecithin. Lưu ý là tuy đậu nành phổ biến nhưng lecithin từ hướng dương mới là lựa chọn tốt cho những người tránh sử dụng thực phẩm biến đổi gen. Quá trình chiết xuất lecithin từ hướng dương cũng ít sử dụng hóa chất hơn từ đậu nành.
Lecithin không phải một chất đơn lẻ mà là một nhóm các chất. Nó vừa được dùng như một chất bổ sung chất béo thiết yếu vừa được sản xuất cho nhiều mục đích khác. Chính vì mang lại nhiều tác dụng nên chúng ta cần phải sử dụng đúng liều lượng, hợp lý để không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Điều chế sản xuất
Trước đây, lecithin được sản xuất từ não bò, nhưng về sau nó được chuyển sang chiết xuất từ trứng, gan (do những liên quan đến vấn đề về bệnh bò điên). Tuy nhiên, hiện nay hai loại lecithin phổ biến nhất được sản xuất đó là loại chiết xuất từ hạt hướng dương (Sun Flower Lecithin) và loại chiết xuất từ đậu nành (Soy Lecithin).

Cơ chế hoạt động
Lecithin hoạt động như một chất nhũ hóa, có nghĩa là nó làm cho chất béo và dầu không trộn lẫn với các chất khác.
Hydrolyzed Collagen là gì?
Hydrolyzed collagen, hay còn gọi là collagen thủy phân, đây là hỗn hợp các polypeptide được thu lại từ quá trình thủy phân enzyme. Trong xương, da và các mô liên kết của động vật đều có collagen thủy phân.
Trong cơ thể con người và động vật, collagen thủy phân là một loại collagen protein khá dồi dào. Thịt nội tạng, các món ăn hầm với xương chứa một lượng collagen thủy phân tự nhiên mà bạn có thể bổ sung vào trong cơ thể một cách dễ dàng.

Collagen thủy phân có dạng bột màu trắng nhạt, tan được trong nước và có mùi nhẹ. Hydrolyzed collagen chứa đến 20 loại amino acids và các vitamin vô cùng quan trọng; trong đó phải kể đến Glycine, Proline và Hydroxyproline là 3 amino acids chiếm đến 50% tổng lượng amino acids. Chính nhờ tổ hợp độc đáo này mà Hydrolyzed Collagen trở thành nguồn “dinh dưỡng” vô cùng giá trị.
Do vậy, chúng ta cũng không có gì ngạc nhiên khi trong mỹ phẩm, Hydrolyzed Collagen được sử dụng chủ yếu trong các sản phẩm chăm sóc tóc và các dòng vệ sinh cá nhân tắm rửa.
Điều chế sản xuất Hydrolyzed Collagen
Theo các chuyên gia, trong thực phẩm hàng ngày chứa hàm lượng collagen không cao. Collagen thường vốn có kích thước phân tử lớn hơn kích thước của collagen tự nhiên trong cơ thể, vì vậy khi ta sử dụng một lượng lớn collagen, khả năng đào thải sẽ rất cao, càng làm giảm hiệu quả của việc bổ sung collagen.
Do đó, công nghệ collagen thủy phân (Hydrolyzed Collagen) ra đời sẽ giúp chiết tách collagen từ da các động vật, đặc biệt từ da cá biển sâu như cá tuyết, cá hồi... thành collagen peptit mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Bởi loại collagen này có lượng dưỡng chất tập trung cao, rất tinh khiết với phân tử nhỏ bằng 1/60 collagen thông thường nhưng lại có cấu trúc tương đồng với da người nhất, tăng khả năng hấp thu lên gấp 7 lần.
Cơ chế hoạt động của Hydrolyzed Collagen
Collagen được thủy phân hoàn toàn sẽ dễ dàng sử dụng hơn. Do có đặc tính hòa tan dễ dàng vào trong chất lỏng, collagen thủy phân khi đưa vào cơ thể cũng dễ dàng hấp thụ hơn.
Collagen thủy phân là một loại protein không mùi, không vị nên bổ sung vào các thực đơn bổ dưỡng cho cơ thể con người cũng rất tiện lợi. Bên cạnh đó, nó cũng dễ dàng khi thêm vào các công thức chế tạo sản phẩm hỗ trợ khác dành cho cơ thể người.
Isopropyl Palmitate là gì?
Isopropyl Palmitate là một hợp chất được chiết xuất từ dầu cọ hay mỡ động vật. Isopropyl Palmitate không màu, không mùi và có khả năng làm mềm lan truyền nhanh.

Thành phần này có mặt trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da như kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, lăn khử mùi, nước hoa,… với vai trò là một chất làm đặc cho sản phẩm. Isopropyl Palmitate cũng có thể hoạt động như chất làm mịn giống silicon nên khi sử dụng da sẽ mềm mại và cảm giác lỗ chân lông được che phủ hơn.
Điều chế sản xuất Isopropyl Palmitate
Mặc dù có thể chiết xuất từ dầu cọ tự nhiên nhưng Isopropyl Palmitate trong mỹ phẩm hiện nay đều được điều chế từ phản ứng este hóa giữa metyl và rượu isopropyl. Đây là một hợp chất có thể tan trong dầu nhưng không tan trong nước.
Eucalyptus Oil là gì?
Eucalyptus là loại cây chúng ta thường gọi là cây bạch đàn (hay khuynh diệp). Từ lâu, Eucalyptus được biết đến có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, trong đó lá bạch đàn có thể trị nhiễm trùng, sốt, đau bụng, giảm ho, bệnh đường hô hấp, hen suyễn, lao phổi, viêm xương khớp, đau khớp, mụn trứng cá cùng rất nhiều các bệnh lý khác, thậm chí cả ung thư.
Eucalyptus oil chính là loại dầu được chưng cất từ lá cây khuynh diệp. Thành phần của tinh dầu khuynh diệp là cineole (hay còn gọi là eucalyptol). Eucalyptus oil qua nhiều nghiên cứu cho thấy có tác dụng vô cùng hiệu quả trong giảm sưng, giảm đau qua cơ chế điều chỉnh với đáp ứng miễn dịch. Tinh dầu từ cây khuynh diệp còn có tác dụng kháng khuẩn, ức chế ho.

Eucalyptus oil pha loãng có thể dùng uống giúp hỗ trợ trị các bệnh về đường hô hấp (giảm ho, trị viêm phế quản, đau xoang và viêm, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, nhiễm trùng hô hấp…). Bên cạnh đó, Eucalyptus oil còn dùng như thuốc long đờm trong điều trị ho, sát trùng, hạ sốt và còn là thành phần của một số dung dịch xông hơi. Ngoài ra, Eucalyptus oil cũng có tác dụng điều trị vết thương, bỏng, loét và ung thư.
Nhiều người còn dùng tinh dầu khuynh diệp trong điều trị đau khớp, nhiễm herpes cơ quan sinh dục, nghẹt mũi, ngừa côn trùng cắn. Trong nha khoa, tinh dầu khuynh diệp là thành phần trong một số sản phẩm nha khoa.
Điều chế sản xuất
Lá khuynh diệp sau khi được sấy khô, đem nghiền nát và chưng cất để giải phóng tinh dầu. Sau khi dầu đã được chiết xuất tinh dầu, người dùng phải pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng.
Acid chlorogenic là gì?
Acid chlorogenic là một sản phẩm tự nhiên phenolic, thành phần này được phân lập từ trái và lá của cây dicotyledonous, hạt cà phê, ulmoides eucommia, cây kim ngân hoa. Cấu trúc của thành phần axit chlorogenic là este của axit caffeic với nhóm axit quinic 3-hydroxyl, là một hợp chất phenolic chính trong cà phê xanh. Từ lâu hợp chất này được gọi là chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình giải phóng glucose vào máu sau khi ăn.

Chlorogenic acid là một trong những nguyên nhân gây ra vị đắng trong cà phê, nó còn nhiều điều liên quan đến sức khỏe của chúng ta.
Trong quá trình rang cà phê, do thay đổi nhiệt hình thành lactones chlorogenic góp phần nâng cao vị đắng. Nếu hàm lượng chlorogenic acid trong cà phê xanh cao tạo nên mùi không mong muốn của cà phê, vì trong quá trình rang các chất tạo thành oxy hóa.
Điều chế sản xuất
Có một số nghiên cứu tại Việt Nam về tách chiết acid chlorogenic từ cà phê nhân (cà phê xanh) tuy nhiên còn nhỏ lẻ chưa được đưa vào sản xuất. Đây là hướng nghiên cứu mới về thu nhận acid chlorogenic dùng sản xuất thực phẩm chức năng từ cà phê nhân. Ở Việt Nam có thế mạnh về nguyên liệu cà phê. Nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng trong phòng tránh nguy cơ béo phì cũng khá lớn. Vì vậy nhu cầu phát triển sản phẩm đặc biệt này là cấp bách. Vì vậy, đề tài xây dựng quy trình công nghệ, mô hình thiết bị để sản xuất acid chlorogenic từ hạt cà phê xanh bằng công nghệ lên men được quan tâm. Từ đó đưa ứng dụng này sản xuất thực phẩm chức năng, đẩy mạnh kinh tế và đa dạng hóa sản phẩm từ cà phê, nguồn nguyên liệu phong phú của Việt Nam.
Quy trình công nghệ tách chiết, thu nhận acid chlorogenic từ hạt cà phê xanh đã được xây dựng với độ tinh sạch 90%, hiệu suất đạt 1,2%. Mô hình công nghệ, thiết bị sản xuất acid chlorogenic phòng thí nghiệm quy mô 5kg nguyên liệu/mẻ và quy mô 300kg nguyên liệu/mẻ đã được xây dựng.
Cơ chế hoạt động
Acid chlorogenic là sản phẩm của acid caffeic, hay chính xác hơn là este của nó, cũng chứa đồng phân lập thể của acid quinic. Thành phần này được chiết xuất từ cà phê xanh bằng cách sử dụng ethanol. Acid chlorogenic cũng có thể được tổng hợp từ cinnamic và acid quinic.
Potassium Laureth Phosphate là gì?
Potassium Laureth Phosphate có tên gọi khác là Kali Laureth Phosphate. Potassium Laureth Phosphate là muối kali của hỗn hợp các este photphat của rượu lauryl đã oxy hóa với giá trị etoxy hóa trung bình từ 1 đến 3. Potassium Laureth Phosphate có công thức hóa học là C12H25K2O4P.

Potassium Laureth Phosphate tồn tại dạng chất lỏng dạng sệt màu trắng đục hoặc trong mờ với một lượng nhỏ tinh thể vẩy phosphate.
Điều chế sản xuất Potassium Laureth Phosphate như thế nào?
Alkyl phosphate có thể được điều chế bằng phản ứng của rượu béo với axit polyphosphoric để tạo ra alkyl phosphat tương ứng.
Thành phần phân tử ion trong công thức hay gặp nhất là muối của natri (sodium salts), sau đó là potassium.
Tùy vị trí gắn nhóm phosphate ta có các sản phẩm cụ thể như sau: Kali Laureth-2 Phosphate; Kali Laureth-3 Phosphate; Kali Laureth-4 Phosphate; Kali Laureth-7 Phosphate; Kali Laureth-8 Phosphate; Kali Laureth-10 Phosphate;
Cơ chế hoạt động Potassium Laureth Phosphate là gì?
Chất nhũ hóa chứa cả đầu ưa nước và ưa dầu. Khi bổ sung vào hệ dầu nước, phần đầu ưa dầu bao quanh giọt dầu, và phần ưa nước kết hợp với nước (hệ nước dầu ngược lại). Nhờ nguyên lý này, chất nhũ hóa sẽ làm giảm sự phân tách giữa dầu và nước, tạo lớp bảo vệ quanh pha dầu và giúp các giọt dầu đều và ngăn chúng đọng trở lại.
Trong mỹ phẩm, hệ nước trong dầu (W/O) là hệ nhũ tương cơ bản. Trong hệ nhũ tương này, dầu bao quanh nước, dầu tác động lên da trước sau đó đến nước, cả hai đều được hấp thụ vào da.
Sản phẩm liên quan











